Những câu hỏi liên quan
Kim Han Bin
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
26 tháng 9 2019 lúc 11:37

a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh - cướp nước

Được miêu tả đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung kẻ thù xâm lược, cụ thể qua hình ảnh kẻ cầm đầu - Tôn Sĩ Nghị:

- kẻ kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long dẽ dàng “ngày đi đêm ngủ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng bên bờ song, lấy thanh thế suông để dọa dẫm.

- là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì hèn nhát, vô trách nhiệm thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồn trước qua cầu phao; quân thì “ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng tướng mạnh chỉ quen diễu võ giương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

-> tác giả miêu tả sự trốn chạy, đại bại của quân tướng nhà Thanh với âm điệu nhanh, mạnh, gấp gáp gợi sự thất bại liên tiếp, thể hiện tâm trạng hả hê, sung sướng của người cầm bút.

b. Số phận bi đát của bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống - bán nước

- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.

- Lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ cho đường chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán hận chảy nước mắt và sau khi sang đên Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

-> Tác giả miêu tả sự trốn chạy của bè lũ Lê Chiêu Thống bằng giọng văn chậm rãi, có khi chững lại khi miêu tả những giọt nước mắt, qua đó thể hiện thái độ ngậm ngùi của người cầm bút, sự thương cảm còn lại của những người sĩ phu “trung quân ái quốc”.

Bình luận (0)
Thêu
Xem chi tiết
03.Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
13 tháng 8 2019 lúc 6:31

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” Chứng Minh câu nói trên. Là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công.

 Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .

Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất  nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..

Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác  Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước.

Bạn chọn lọc ra nhé!!!

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 3 2021 lúc 19:35

 Tham khảo:

 

a,

so sánh : tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

- Tác dụng : Cho thấy sức mạnh lớn lao của tinh thần yêu nước , chính nhờ tình thần yêu nước ,đoàn kết một lòng vì tổ quốc thân yêu mà nhân dân ta đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước .

b, 

Đoạn văn đã cho thấy sức mạnh lớn lao của tinh thần yêu nước . Tinh thần yêu nước là một thứ tình cảm luôn thường trực trong trái tim mỗi người . Và mỗi khi tổ quốc cần chúng ta , tinh thần yêu nước ngủ yên ấy bỗng chốc lại trỗi dậy mạnh mẽ . Nó kết thành một làn sóng lớn , hùng mạnh và dữ dội để càn quét và đuổi sạch quân thù xâm lăng , tiêu diệt luôn cả tàn dư bán nước . Nó thôi thúc con người đoàn kết lại để chiến đấu , để hành động và giành lấy hai chữ tự do cho chính mình. Như chúng ta cũng đã thấy , lịch sử dân tộc Việt Nam là minh chứng hào hùng nhất cho tinh thần yêu nước bất diệt của cha ông. Ngày trước, khi đất nước rơi vào vòng kìm kẹp với những thế lực lăm le xâm lược bờ cõi, nhân dân ta với tất cả lòng yêu nước của mình đã anh dũng đứng lên chống lại quân thù xâm lược. Biết bao người anh hùng đã ngã xuống nơi biên cương, trận mạc , biết bao nấm mồ vô danh đã được dựng lên bên kia đường. Âý vậy, nhưng cái chết không làm dân ta nao lúng. Bằng tất cả tình yêu nước, lòng sục sôi căm thù giặc và ý chí kiên cường, nhân dân ta đã dũng cảm đứng lên đánh phá quân thù xâm lược, giành lại tự do cho nước nhà. Ngày nay, khi mà bờ cõi đã được yeen ổn, hòa bình, tinh thần yêu nước ấy vẫn không hề bị giảm sút. Nhân dân ta tiếp tục sản xuất, tăng gia, tạo ra những của cải , vật chất phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của cộng dồng. Không những vậy, những người dân trong xóm làng còn đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu xây dựng gia đình, thôn xã ngày một giàu mạnh. Đặc biệt là thế hệ thanh niên - những mầm xanh của đất nước, ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình với non sông, thanh niên ngày càng sôi nổi hơn trong những phong trào của đoàn thế. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân hãy không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện để ngày càng phát triển mình. Một khi đã thực sự tài năng , ta hoàn toàn có thể cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của mình với non sông. Đó cũng chính là cách mà người Việt Nam chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc mình.

Bình luận (0)
vũ thị vân anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
12 tháng 3 2020 lúc 13:20

Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .

Chúng ta cùng đi tìm hiểu để làm rõ hơn nhận định trên

Truyền thống yêu nước của nhân dân ta như thế nào? Trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ bao đời nay, ông cha ta đã khai thiên ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu và đã dần dần trở thành một nước có nền kinh tế, chính trị vững mạnh. Một đất nước giàu mạnh về mọi lĩnh vực để cúng sánh vai với các cường quốc năm châu. Và đặc biệt trong công cuộc bảo vệ đất nước. trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến, ông cha ta bao lớp người đi trước đã hi sinh không biết bao nhiêu xương máu để giữ vững bầu trời hòa bình cho dân tộc. từ khi mới độc lập thì đất nước phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Và có biết bao nhiêu thế lực thù địch đang chống phá đất nước nhưng chúng ta vẫn kiên quyết đề phòng đấu tranh chống các thế lực thù địch để giữ bầu trời hòa bình cho dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh tinh thần chiến đấu và chiến thắng của bọn xâm lược.

Trong lịch sử phong kiến, lý thường kiệt đánh quân Tống trên sông như nguyệt. Trần hưng Đạo chiến thắng quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng. Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn. Quang Trung đánh tan quân Thanh Xâm lược. Rồi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì toàn dân kháng chiến , đồng sức đồng lòng kháng chiến toàn diện. Và chiến Dịch Biên giới 1950,. Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954…..

Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Miền Nam: cuộc đồng khởi nghĩa vĩ đại, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam năm 1960, cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm mậu thân 1968…Tinh thần quyêt tâm kháng chiến của nhân dân miền Bắc. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ Tổ quốc đã dẫn đến hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Và cuối cùng là chiến thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Tinh thầng yêu nước của nhân dân ta vô cùng to lớn, chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc thân yêu đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Trong giai đoạn hiện nay, thì tinh thần yêu nước đấy vẫn được giữ vũng vừa là bảo vệ, vừa là xây dựng đất nước

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu . 

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
vũ thị vân anh
12 tháng 3 2020 lúc 13:30

Cảm ơn các bạn nhìu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SƠN ĐZ
Xem chi tiết
Mai Sương Nguyễn
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
hoang phuong anh
20 tháng 4 2016 lúc 20:12

ai giúp với mai mình nộp rồi

Bình luận (0)
Trần Vỹ Đình
2 tháng 5 2016 lúc 8:10

ai giúp mình vói khó quá

 

Bình luận (0)
Đỗ Văn Bảo
17 tháng 5 2018 lúc 15:54

" Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mộ truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. "

a) Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy.

Các trạng ngữ : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng

Công dụng : chỉ thời gian, nguyên nhân

b) Chỉ ra một số trường hợp dùng C-V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn trên. Cấu tạo của C-V ấy có gì đặc biệt?

Tinh thần ấy / lại sôi nổi, / kết thành một làn sóng / vô cùng mạnh mẽ, to lớn ...

Trong CN tồn tại một câu hoàn chỉnh đó là : tinh thần ấy lại sôi nổi nó nhằm nhấn mạnh và đưa câu đó đến chủ đề chính .

c) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ, Hãy chị ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn .

Biện pháp đảo trật từ nồng nàn yêu nước diễn tả cụ thể sinh động sức mạnh kì diệu của lòng yêu nước.

d) Trong câu cuối của đoạn văn trên, tác giả đã dùng hình ảnh nào để thể hiện cụ thể sức mạnh của tinh thần yêu nước? Nêu giá trị của việc sử dụng hình ảnh ấy.

Câu cuối sử dụng hình ảnh so sánh Tinh thần yêu nước( khái niệm trừu tượng) với một làn sóng mạnh mẽ ( hình ảnh cụ thể) để gợi rõ sức mạnh của lòng yêu nước, người đọc như có thể nhìn thấy, chứng kiến được sức mạnh phi thường của nó ( lướt qua…., nhấn chìm …).

e) Trong câu cuối đoạn văn trên có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy nêu các động từ và phân tích giá trị của từng trường hợp

Những động từ đó được sắp xếp theo trình tự tăng dần, phù hợp sự phát triển của hành động. Các từ đó thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với những sắc thái khác nhau: kết thành diễn tả ý đoàn kết, lướt qua- sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ, nhấn chìm- sức mạnh chiến thắng. Làn sóng ấy trở thành hình ảnh sinh động, cụ thể của lòng yêu nước khiến người đọc không thể quên.

Bình luận (0)